Hình tượng ngọn lửa tình
trong bài thơ tôi yêu em của Pus-kin
Tôi yêu em, yêu chân thành, đằm thắm
Cầu em được người tình như tôi đã yêu em
Trong cơ chế thị trường,người thầy dạy văn đôi lúc thấy tương phản khi giảng những câu thơ trên của thi hào người Nga với lối sống thực dụng của một bộ phận thanh niên. Từ quan niệm Ăn tranh thủ, ngủ khẩn trương, học bình thường, yêu là chính đến tiêu chí chọn bạn đời hiện đại Nhà mặt phố, bố làm to đến lối ứng xử Ăn không nên thì đạp đổ khiến thầy cô giật mình trong khi cứ ra rả thứ giáo điều xưa...như cổ tích...
Thiết nghĩ, giáo dục phải đi từ nhận thức. Giáo dục tình yêu có văn hóa từ cách yêu - nhân cách con người trong thi phẩm Tôi yêu em - một trong số những sáng tạo hấp dẫn nhất của thiên tài Pu-skin, những bài thơ tình hay nhất nhân loại - là một ví dụ.
Vậy, tư tưởng của Pu-skin ở đây có gì gần gũi với người Việt? Thơ tình Pu-skin “là ngọn nguồn trực tiếp nhất của hạnh phúc và đau khổ của cả đời ông”…”là vẻ đẹp nội tâm con người và lòng nhân ái vuốt ve tâm hồn”…(Bi-ê-lin-xki).Màu sắc chung ấy là sự đồng điệu trong mạch nhân văn của văn chương nhân loại.Màu sắc chung ấy tạo ra hình tượng ngọn lửa tình cháy sáng trong bài thơ tình diễm lệ này bằng 47 từ - 14 đại từ, 10 động từ, và chỉ có 5 danh từ. Độ đậm nhạt của ngọn lửa tình cũng là uẩn khúc nội tâm mà dường như dịch giả Thúy Toàn rất tinh tế khi chọn cặp đại từ tôi - em (Я - вас) diễn tả quan hệ gần mà xa,đằm thắm nhưng dang dở:
Lí trí
|
Tình cảm
|
- Không muốn em “bận lòng”, “u hoài”.
- Cầu em được người khác yêu.
Ý định rút lui ngày một rõ
Sự lạnh lùng, tỉnh táo - tự ghìm nén
|
Ngọn lửa tình:
- “chưa tàn phai”
- “yêu âm thầm”
- “ghen”
- “yêu chân thành, đằm thắm”
Độ đậm của ngọn lửa tình
Tình yêu nồng nàn, cháy bỏng - cảm xúc tuôn trào
|
Tôi yêu em, yêu chân thành, đằm thắm /
Cầu em được người tình như tôi đã yêu em
Điệp khúc Tôi yêu em là tiếng nói của tình yêu lặp lại ba lần: vừa duy trì giọng điệu chủ đạo (sự chân thành, tha thiết) vừa là “chìa khóa”của các sắc thái tình yêu. Đặc biệt, trong nguyên bản tiếng Nga, động từ yêu любил luôn được để ở thể chưa hoàn thành tức là đồng nghĩa với sựthật hiển hiện: ngọn lửa tình vĩnh viễn tồn tại, vĩnh viễn rực cháy!
Hơn thế, ngọn lửa tình yêu lại là Yêu chân thành,đằm thắm…Đây là nốt nhạc đẹp nhất trong một bản tình ca trong sáng khi cảm xúc ở độ chín nhất. Đây cũng là gốc rễ của tình yêu giúp ta hiểu và lí giải lí do cắt đứt quan hệ với lối ứng xử tế nhị ở trên; lí giải kết thúc bất ngờ: Cầu em được người tình …
Có phải đây là ý định nhất quyết rút lui hoặc muốn mỉa mai cô gái? Nhân vật thứ ba bất ngờ xuất hiện chứng tỏ ngọn lửa yêu đương vẫn ngùn ngụt cháy. Đó là cách tỏ tình cảm theo “đường vòng”:Chối bỏ để vun đắp (như cách nói của Nguyễn Bính: Nhà em xa cách quá chừng, Em van anh đấy, xin đừng thương em).
“Người khác”xuất hiện cũng là bi kịch về một tình yêu đơn phương, vô vọng. Ý thơ vừa từ tốn lại rất đỗi tự tin và dạt dào hi vọng.Lúc này, mãnh lực của tình yêu nhân lên gấp bội, thấm đẫm tư tưởng nhân văn:một tình cảm khiêm nhường và tế nhị, da diết và mạnh mẽ vô chừng như câu Giã bạn: Người về em dặn câu rằng, Đâu hơn người lấy, đâu bằng đợi em. Đó là thái độ tôn trọng, sự thuần khiết với người phụ nữ (giống với các bài thơ Trên đồi Gru-di-a đêm xuống, Gửi K, 1832…vv…của chính Pu-skin). Đó cũng là lời nhắn nhủ muốn che chở cho người mình yêu ấy đích thực là lời tự hát của tấm lòng bao dung, rộng mở. Chính giá trị đó đã đưa bài thơ vươn tới giátrị vĩnh hằng. Điều ấy càng tôn lên sự cao cả trong lời cầu chúc thiêng liêng trước khi bài thơ khép lại. Một ước nguyện cao thượng của con người nhân hậu,vị tha vượt lên thói thường ích kỷ Yêu nên tốt, ghét nên xấu kiểu như Ghét thì đào đất đổ đi / Yêu thì yêu cả đường đi, lối về…hay Yêu nhau cởi nhẫn trao nhau / Ghét nhau ném đá vỡ đầu nhau ra…Câu thơ của Pu-skin đã đưa tình yêu lên ngôi, làm chói sáng nhân cách con người! Bài thơ giãi bày một thứ tình yêu có văn hóa, đậm tình người: sự chân thành, mãnh liệt, cao thượng ở mối tình không đơm hoa kết trái- thứ tình yêu chỉ có ở tâm hồn nhân ái! Như tô điểm đóa hoa hồng nhung chỉ cần những giọt sương mai, thông điệp tình yêu ấy được chuyển tải bằng bút pháp giản dị trong bài thơ không có nhan đề - trừ điệp khúc và một dấu chấm, Pus-kin không dùng phép tư từ nào - sự giản dị chỉ có ở một thiên tài.
Người thầy yêu nghề nào cũng tha thiết một điều: Sau bài giảng, học sinh biết rung cảm trước cái đẹp vì nếu biết rung cảm trước cái đẹp thì sẽ rất khó làm điều xấu…
Cô Đặng Thị Yến
Bí thư chi bộ, hiệu trưởng trường THPT Vân Nội