GIỚI THIỆU CUỐN SÁCH TÔI YÊU THÁNG 4

Như chúng ta đã biết: Pháp luật là những quy tắc xử sự chung có tính bắt buộc do Nhà nước ban hành, được Nhà nước bảo đảm thực hiện bằng các biện pháp, giáo dục, thuyết phục, cưỡng chế. Vậy bản chất của pháp luật Việt Nam là thể hiện ý chí của giai cấp công nhân và nhân dân lao động dưới sự lãnh đạo của Đảng đồng thời thể hiện quyền làm chủ của nhân dân Việt Nam trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Bản chất này cho phép luật pháp gần gũi với dân chúng, được dân chúng ủng hộ, do đó mà có hiệu quả điều chỉnh lên các quan hệ xã hội. Luật pháp có tính thời đại, nghĩa là phù hợp với trình độ phát triển kinh tế của đất nước, có khả năng hội nhập với luật pháp Quốc tế.

Vậy vai trò của pháp luật là công cụ để thực hiện quản lí Nhà nước, quản lí kinh tế xã hội, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội và là phương tiện phát huy quyền làm chủ của công dân, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, bảo đảm công bằng xã hội. Do đó mỗi công dân trong một nước nói riêng và là con người sống trong cộng đồng các dân tộc trên toàn thế giới nói chung cần phải hiểu, biết và làm đúng các quy định, quy ước (Luật pháp) ban hành để mọi người có thể sống chung hòa hợp tốt đẹp với nhau hơn .

Muốn thực hiện điều này, không dễ chút nào! Mỗi chúng ta phải tự nghiên cứu học hỏi qua sách báo, qua tin tức, thông báo của đài phát thanh, truyền hình, phương tiện nghe nhìn ...  Để giúp thầy cô và học sinh dễ dàng tìm hiểu trước, nhanh chóng tìm ra những “Sách luật” cần thiết cho mình. Hôm nay tổ công tác thư viện xin được giới thiệu đến quý thầy cô và các bạn những cuốn sách tuyên truyền về pháp luật vô cùng bổ ích

Các văn bản hướng dẫn thi hành Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em của tác giả  Bùi Việt Bắc

Trẻ em là hạnh phúc của gia đình, là tương lai của đất nước, là lớp người kế tục sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Vì vậy để nâng cao trách nhiệm của gia đình, nhà trường và xã hội trong việc chăm sóc, bảo vệ và giáo dục trẻ em, nhằm bồi dưỡng các em trở thành những công dân tốt của đất nước. Quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ban hành luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em. 

           Để Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em thực sự đi vào cuộc sống cần thực hiện tốt công tác nghiên cứu tuyên truyền, phổ biến, giải thích, hướng dẫn thực hiện pháp luật. Công việc này không chỉ là nhiệm vụ của một cấp, một ngành hay một cơ quan mà là của toàn xã hội. Đó sẽ là công cụ hữu hiệu để tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, phát huy vài trò làm chủ của nhân dân trong việc quản lý chăm sóc, giáo dục trẻ em, thế hệ tương lai của đất nước.

Nội dung cuốn sách gồm:

  •  Nghị định số 71/2011/ NĐ-CP ngày 22 tháng 8 năm 2011 gồm 6 chương và 44 điều. Nội dung là quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em như các hành vi vi phạm đến quyền trẻ em, các đối tượng được hưởng các quyền cơ bản của trẻ em, hay trách nhiệm bảo đảm các quyền cơ bản của trẻ em...
  • Nghị định số 91/2011/ NĐ-CP ngày 17 tháng 10 năm 2011 gồm 4 chương và 34 điều. Nội dung của 4 chương này đề cập đến các quy định xử phạt  hành chính về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em. Chắc hẳn các em sẽ rất tò mò không biết nhứng hành vi nào thì được xem là vi phạm luật bảo vệ chăm sóc, giáo dục trẻ em. Đó là các hành vi, không khám chữa bệnh cho trẻ em, bỏ rơi trẻ em, lạm dụng sức lao động của trẻ em, các hành vi xúc phạm nhân phẩm, đánh đập, xúi giục, kích động lửa dối trẻ em để xâm phạm thân thể...

Các văn bản hướng dẫn thi hành luật khiếu nại, luật tố cáo của tác giả  Bùi Việt Bắc

Cuốn sách giới thiệu những luận điểm cơ bản và các văn bản hướng dẫn thi hành về Luật tố cáo, Luật khiếu nại giúp độc giả hiểu thêm về những quy định của pháp luật về nguyên tắc giải quyết tố cáo; trách nhiệm phối hợp của các cơ quan, tổ chức trong việc giải quyết tố cáo; những hành vi bị nghiêm cấm; quyền và nghĩa vụ của người bị tố cáo; quyền và nghĩa vụ của người giải quyết tố cáo; quyền và nghĩa vụ của người tố cáo được bảo vệ; trình tự khiếu nại; hình thức khiếu nại; khởi kiện vụ án hành chính;...

Nhằm góp phần tuyên truyền, phổ biến pháp luật về công tác tiếp dân, công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo, Nhà xuất bản Hồng Đức xuất bản cuốn sách “Các văn bản hướng dẫn thi hành luật khiếu nại, luật tố cáo”. Nội dung cuốn sách gồm 2 phần:

  • Phần thứ nhất: Luật Khiếu nại;
  • Phần thứ hai: Luật Tố cáo.

Các văn bản hướng dẫn thi hành Luật thực hành tiết kiệm chống lãng phí của tác giả  Bùi Việt Bắc

Với mục tiêu quản lý, sử dụng tiền, vốn ngân sách, tài sản nhà nước, tài nguyên thiên nhiên và các nguồn lực của xã hội một cách hiệu quả, kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XI, ngày 29-11-2005 đã thông qua Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Trong đó có quy định về trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị và trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức; xư phạt vi phạm hành chính, bồi thường thiệt hại và xử lý kỉ luật đối với cán bộ, công chức, viên chức vi phạm quy định của pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.

Cuốn sách giúp bạn đọc cập nhật thông tin thường xuyên, góp phần tuyên truyền, phổ biến pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, cung cấp kịp thời tài liệu cần thiết cho các cơ quan, tổ chức, cá nhân quản lý, sử dụng ngân sách nhà nước, tiền, tài sản của nhà nước… nghiên cứu, vận dụng thực hiện nghiêm minh Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.

Hệ thống các văn bản quy phạm Pháp luật ngành Giáo dục và Đào tạo Việt Nam của Trần Đình Thiêm

Nhằm đáp ứng nhu cầu của bạn đọc trong việc nghiên cứu, tìm hiểu và thực hiện những quy định cơ bản của pháp luật về giáo dục và đào tạo của nước ta trong giai đoạn hiện nay, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia phối hợp với Trung tâm thông tin và tư vấn phát triển – Hội Khoa học Kinh tế Việt Nam xuất bản cuốn sách “Hệ thống các văn bản quy phạm Pháp luật: Ngành Giáo dục và đào tạo Việt Nam. Nội dung cuốn sách bao gồm 7 phần:

  I – Quy định chung về giáo dục và đào tạo.

  II – Quy định về đào tạo sau đại học.

  III – Quy định về đào tạo đại học, cao đẳng.

  IV – Quy định về đào tạo giáo dục phổ thông.

  V – Quy định về giáo dục mầm non.

  VI – Quy định về hình thức, tổ chức giáo dục đặc biệt.

  VII – Quy định về quy chế thẩm định sách giáo khoa giáo dục phổ thông.

Tâm lí phạm tội và vấn đề chống tội phạm của Lê Văn Cương

Tâm lí phạm tội và phòng ngừa tội phạm là việc các cơ quan của Nhà nước, các tổ chức xã hội và công dân bằng nhiều biện pháp nhằm khắc phục những nguyên nhân, điều kiện của tình trạng phạm tội nhằm ngăn chặn, hạn chế và làm giảm từng bước, tiến tới loại trừ tội phạm ra khỏi đời sống xã hội.

- Phòng ngừa tội phạm là phương hướng chính là tư tưởng chỉ đạo trong công tác đấu tranh phòng chống tội phạm, phòng ngừa không để tội phạm xảy ra; thể hiện bản chất nhân đạo của chế độ xã hội mới, không để người dân bị xử lý trước pháp luật, không bị tước quyền công dân

- Phòng ngừa mang ý nghĩa chính trị xã hội sâu sắc, làm tốt công tác phòng ngừa giúp giữ vững an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, bảo vệ tài sản của xã hội, tính mạng, sức khoẻ, danh dự, phẩm giá của mọi người dân.

- Làm tốt công tác phòng ngừa tội phạm mang ý nghĩa kinh tế sâu sắc, tiết kiện ngân sách Nhà nước, sức lao động của các nhân viên Nhà nước, của công dân trong các hoạt động điều tra tuy tố xét xử và giáo dục cải tạo người phạm tội, cũng như trong việc giải quyết các vấn đề có liên quan đến tội phạm.

Phòng chống tội phạm được tiến hành theo hai hướng cơ bản sau:

+ Hướng thứ nhất: Phát hiện, khắc phục, hạn chế và đi đến thủ tiêu các hiện tượng xã hội tiêu cực là những nguyên nhân, điều kiện của tình trạng phạm tội và phạm tội cụ thể. Đây là hướng mang tính cơ bản, chiến lược và lâu dài.

+ Hướng thứ hai: Hạn chế đến mức thấp nhất hậu quả, tác hại khi tội phạm xẩy ra. Đây cũng là một hướng quan trọng không thể xem nhẹ, bởi trong thực tế những nguyên nhân, điều kiện làm phát sinh, phát triển tội phạm vẫn tồn tại, hoạt động phòng ngừa tội phạm còn bộc lộ nhiều khiếm khuyết nên tội phạm vẫn xảy ra. Hướng này đòi hỏi các cơ quan chức năng phối hợp kịp thời phát hiện, điều tra, truy tố, xét xử tội phạm, cải tạo người phạm tội trở thành người công dân lương thiện.

- Phòng chống tội phạm mang tính đồng bộ, hệ thống và có sự phối kết hợp chặt chẽ giữa các cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội và các công dân.

Mục đích của công tác phòng ngừa tội phạm là khắc phục, thủ tiêu các nguyên nhân, điều kiện của tình trạng phạm tội nhằm ngăn chặn, hạn chế, làm giảm từng bước tiến tới loại trừ tội phạm này ra khỏi đời sống xã hội. 

Trước khi kết thúc bài phát biểu giới thiệu sách ngày hôm nay em xin được gửi lời chúc quý thầy cô giáo sức khỏe, hạnh phúc, chúc các bạn học sinh học tập thật tốt, chúc cho ngày hội sách trường THPT Vân Nội hôm nay thành công rực rỡ! Em xin chân thành cảm ơn!!

TIN TỨC MỚI NHẤT

Tin tức

Đăng nhập
Thống kê truy cập
  • Đang online: 4
  • Hôm nay: 103
  • Trong tuần: 103
  • Tất cả: 707,163