Kế hoạch hành động vì sự tiến bộ phụ nữ và bình đẳng giới trường THPT Vân Nội giai đoạn 2021-2030
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
BAN VÌ SỰ TIẾN BỘ PHỤ NỮ TRƯỜNG THPT VÂN NỘI Độc lập- Tự do- Hạnh phúc
Số: /KH-BVSTBPN Hà Nội, ngày 27 tháng 03 năm 2022
KẾ HOẠCH
Hành động vì sự tiến bộ phụ nữ và bình đẳng giới trường THPT Vân Nội giai đoạn 2021-2030
Thực hiện Quyết định số 283/QĐ-BGDĐT ngày 26/01/2022 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Kế hoạch hành động vì sự tiến bộ phụ nữ và bình đẳng giới giai đoạn 2021-2030; Kế hoạch 331/KH-UBND ngày 31/12/2021của UBND thành phố Hà Nội về việc thực hiện chương trình truyền thông về bình đẳng giới trên địa bàn thành phố Hà Nội đến năm 2030; Kế hoạch số 36/KH-UBND ngày 27/01/2022 của UBND thành phố Hà Nội về việc tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật cho phụ nữ trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2022-2026;
Ban Vì sự tiến bộ phụ nữ trường THPT Vân Nội ban hành Kế hoạch Hành động vì sự tiến bộ phụ nữ và bình đẳng giới giai đoạn 2021-2030 với những nội dung như sau:
I. MỤC TIÊU
1. Mục tiêu tổng quát
- Tiếp tục thu hẹp khoảng cách giới, tạo điều kiện, cơ hội để phụ nữ và nam giới tham gia, tiếp cận và thụ hưởng bình đẳng trong lĩnh vực giáo dục, đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, góp phần vào sự phát triển bền vững của thủ đô và đất nước.
- Bảo đảm sự tham gia bình đẳng của phụ nữ vào các vị trí lãnh đạo và quản lý ở các cấp học, trình độ đào tạo và các cấp quản lý giáo dục nhằm phát huy tiềm năng, sức sáng tạo của phụ nữ, góp phần thực hiện thành công đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, hướng tới thực hiện cam kết đạt mục tiêu phát triển bền vững về bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ.
- Triển khai hiệu quả công tác truyền thông về bình đẳng giới việc thực hiện chương trình truyền thông về bình đẳng giới trong toàn ngành đến năm 2030;
2. Mục tiêu cụ thể
2.1. Mục tiêu 1: Bảo đảm các vấn đề về giới, bình đẳng giới được đưa vào chương trình giảng dạy trong nhà trường.
2.2. Mục tiêu 2: Thu hẹp khoảng cách giữa trẻ em trai và gái trong tiếp cận giáo dục ở các vùng, miền
2.3. Mục tiêu 3: Tăng tỷ lệ nữ tham gia các vị trí quản lý, lãnh đạo trong nhà trường
a) Chỉ tiêu 1: Tỷ lệ nữ quy hoạch vào các chức danh lãnh đạo, quản lý đạt 45% vào năm 2025 và đạt 55% vào năm 2030.
b) Chỉ tiêu 2: Tỷ lệ nữ giữ vị trí lãnh đạo chủ chốt đạt trên 45% vào năm 2025 và đạt trên 55% vào năm 2030.
c) Chỉ tiêu 3: Tỷ lệ nữ công chức, viên chức trong quy hoạch các chức danh lãnh đạo, quản lý đơn vị được đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực đạt 45% tổng số nữ công chức, viên chức quy hoạch vào năm 2025 và đạt 55% tổng số nữ công chức, viên chức quy hoạch vào năm 2030.
d) Chỉ tiêu 4: Tỷ lệ nữ thạc sĩ trong tổng số công chức, viên chức có trình độ thạc sĩ đạt ít nhất 30% từ năm 2025 trở đi; tỷ lệ nữ tiến sĩ trên tổng số tiến sĩ đang công tác trong các cơ sở giáo dục đạt 4% vào năm 2025 và 6% vào năm 2030.
2.4. Mục tiêu 4: Công tác thông tin, truyền thông
a) Chỉ tiêu 1: Có phụ huynh học sinh, học sinh được tiếp cận các vấn đề giới, bình đẳng giới và các vấn đề liên quan đến giới thông qua các tài liệu và sự kiện
truyền thông vào năm 2025; 100% giáo viên, nhân viên được tiếp cận các vấn đề giới, bình đẳng giới và các vấn đề liên quan đến giới thông qua các tài liệu và sự kiện truyền thông vào năm 2030.
b) Chỉ tiêu 2: 10% cán bộ, giáo viên và học sinh được tập huấn trở thành đội ngũ truyền thông về giới, bình đẳng giới và các vấn đề liên quan đến giới của ngành Giáo dục và Đào tạo.
c) Chỉ tiêu 3: Duy trì đạt 100% Cổng thông tin điện tử/website của cơ quan có chuyên mục, chuyên đề nâng cao nhận thức về bình đẳng giới hằng quý.
d) Chỉ tiêu 4: Thực hiện tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật cho phụ nữ trong trường giai đoạn 2022- 2026 và thực hiện chương trình truyền thông về bình đẳng giới
2.5. Mục tiêu 5: Tăng cường năng lực bộ máy quản lý về bình đẳng giới. Đến năm 2025 có 40% và đến năm 2030 có 60% thành viên Ban Vì sự tiến bộ phụ nữ của đơn vị được tập huấn nghiệp vụ, kỹ năng hoạt động liên quan tới nâng cao năng lực về bình đẳng giới và vì sự tiến bộ phụ nữ.
II. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
1. Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền
- Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền đối với công tác cán bộ nữ. Đề cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu trong việc triển khai thực hiện chính sách, pháp luật và các quy định về cán bộ nữ và công tác cán bộ nữ. Rà soát, tham mưu, kiến nghị sửa đổi, bổ sung hoàn thiện chính sách, pháp luật và nâng cao hiệu quả tổ chức thi hành chính sách, pháp luật về cán bộ nữ và công tác cán bộ nữ. Tạo cơ hội cho phụ nữ tham gia hoạch định các chính sách vĩ mô, góp phần cải thiện điều kiện sống và làm việc, nâng cao sức khỏe và phát huy trí tuệ, năng lực của phụ nữ trên các lĩnh vực của đời sống xã hội; bảo đảm sự tham gia bình đẳng của phụ nữ trên các lĩnh vực chính trị, xã hội.
- Tiếp tục kiện toàn, củng cố, nâng cao chất lượng hoạt động của Ban Vì sự tiến bộ phụ nữ, triển khai thực hiện có hiệu quả các chương trình, đề án về bình đẳng giới và vì sự tiến bộ phụ nữ.
- Quan tâm bố trí, sử dụng cán bộ nữ nhằm nâng cao tỷ lệ nữ cán bộ lãnh đạo, quản lý trong các đơn vị, cơ sở giáo dục và đào tạo, nhất là cơ quan quản lý
giáo dục.
2. Xây dựng và ban hành các văn bản, tài liệu, nội dung về bình đẳng giới và thực hiện lồng ghép vấn đề bình đẳng giới
- Tham mưu nghiên cứu, xây dựng nội dung về giới, bình đẳng giới, giới tính, sức khỏe sinh sản vào giảng dạy trong trường
- Tổ chức bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng cho giáo viên, giảng viên, cán bộ y tế trong trường học về sức khỏe giới tính, bình đẳng giới; phòng chống bạo lực học đường, xâm hại trẻ em; lồng ghép đưa nội dung bình đẳng giới vào hệ thống bài giảng chính thức trong nhà trường và tổ chức giảng dạy nội dung này theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
- Xây dựng và triển khai chương trình đưa nội dung về bình đẳng giới vào hệ thống bài giảng; đổi mới phương pháp, hình thức dạy học nội dung về giới, bình đẳng giới, giới tính, sức khỏe sinh sản.
3. Tăng cường cung cấp thông tin, tuyên truyền, phổ biến pháp luật, chính sách và kết quả thực hiện công tác bình đẳng giới nhằm nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi và trách nhiệm về thực hiện bình đẳng giới tại đơn vị
- Triển khai hiệu quả công tác truyền thông về bình đẳng giới việc thực hiện chương trình truyền thông về bình đẳng giới trong nhà trường đến năm 2030; tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật cho nữ CBGV, NV giai đoạn 2022-2026, tạo chuyển biến, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cấp ủy Đảng, lãnh đạo cơ quan, nhất là người đứng đầu trong việc thực hiện chính sách, pháp luật về bình đẳng giới và công tác cán bộ nữ. Đối với nội dung, hình thức, phương pháp và nâng cao hiệu quả công tác thông tin, tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng.
- Hằng năm, xây dựng kế hoạch, triển khai thực hiện Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng, chống bạo lực trên cơ sở giới đảm bảo hiệu quả, sáng tạo, tiết kiệm, có sức lan tỏa; xây dựng, triển khai kế hoạch truyền thông gắn với sự kiện này.
- Tăng cường các chương trình giáo dục, tuyên truyền, chăm sóc sức khỏe, phát triển thể chất, nâng cao thể lực cho học sinh, đáp ứng mục tiêu của Đề án “Phát triển thể lực, tầm vóc người Việt Nam giai đoạn 2011- 2030”.
- Đa dạng hóa các loại hình, các hoạt động truyền thông trực tiếp, gián tiếp phù hợp đối tượng học sinh THPT
- Tuyên truyền, giới thiệu phổ biến về bình đẳng giới và các dịch vụ hỗ trợ thực hiện bình đẳng giới, hỗ trợ phòng ngừa và ứng phó với bạo lực gia đình, bạo lực trên cơ sở giới.
- Tuyên truyền giới thiệu các mô hình tiêu biểu, nhân rộng những điển hình tốt, người có uy tín, ảnh hưởng tích cực trong nhà trường, thu hút sự tham gia của nam sinh trong thực hiện bình đẳng giới.
- Tăng cường tổ chức các hoạt động truyền thông trong các đợt cao điểm, ngày Lễ hàng năm như: Ngày Quốc tế phụ nữ (8/3), Ngày Quốc tế hạnh phúc (20/3), ngày Gia đình Việt Nam (28/6), Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng chống bạo lực trên cơ sở giới” (từ ngày 15/11 đến ngày 15/12).
- Đa dạng hóa các hình thức truyền thông, tổ chức các hoạt động truyền thông phù hợp; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong tổ chức các hoạt động truyền thông nhằm tăng hiệu quả và đáp ứng yêu cầu thực tiễn.
4. Đầu tư trang thiết bị phục vụ công tác truyền thông, kinh phí tổ chức các hoạt động tuyên truyền, các mô hình truyền thông, sản xuất tài liệu truyền thông phù hợp cho đối tượng CBGV, NV và học sinh THPT.
5. Tăng cường phối hợp tổ chức các phong trào thi đua yêu nước nhằm tạo động lực cho phụ nữ phát huy vai trò nòng cốt trong xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc
- Tập trung triển khai hiệu quả Phong trào thi đua “Đổi mới, sáng tạo trong quản lý, giảng dạy và học tập”; Phong trào thi đua “Giỏi việc trường - Đảm việc nhà” gắn với phong trào “Phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc”; cuộc vận động “Mỗi thầy giáo, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo” gắn với việc thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW về đẩy mạnh học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.
- Mở rộng và đẩy mạnh công tác giáo dục về bình đẳng giới trong gia đình, nhà trường, cộng đồng và thúc đẩy sự tham gia của trẻ em. Thúc đẩy bình đẳng giới trong các hoạt động truyền thông, giáo dục đạo đức, lối sống trong gia đình, tại nhà trường và cộng đồng. Chú trọng tuyên truyền, nâng cao chất lượng công tác bình xét, công nhận danh hiệu “Gia đình văn hóa”; nhân rộng các mô hình: “Gia đình văn hóa tiêu biểu”, “Ông bà mẫu mực, con cháu thảo hiền”, “Gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc”, gia đình không bạo lực, các câu lạc bộ nam giới nói không với bạo lực,...;
- Tiếp tục chỉ đạo triển khai Kế hoạch số 1506/KH-BGDĐT ngày 31/5/2019 thực hiện Đề án “Xây dựng văn hóa ứng xử trong trường học giai đoạn 2018 - 2025” theo Quyết định số 1299/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ; Kế hoạch số 103/KH-CĐN ngày 02/4/2019 của Công đoàn Giáo dục Việt Nam về nâng cao năng lực ứng xử sư phạm, đạo đức nhà giáo, thực hiện bộ quy tắc ứng xử trong các nhà trường; đẩy mạnh việc thực hiện Quy tắc ứng xử của cán bộ công chức, viên chức, người lao động của cơ quan. Xây dựng phong cách ứng xử chuẩn mực của cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức của Sở trong hoạt động công vụ, góp phần xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, người lao động có văn hóa, có phẩm chất đạo đức tốt, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.
- Xây dựng và thực hiện chương trình hợp tác với các tổ chức để triển khai các hoạt động truyền thông liên quan đến công tác bình đẳng giới và sự tiến bộ của phụ nữ. Ví dụ: Hội phụ nữ Huyện Đông Anh, tổ chức Plan,...
- Tổ chức các hoạt động tôn vinh các tấm gương tốt, điển hình về lãnh đạo quản lý nữ thành công ở trên địa bàn nhằm tạo dư luận xã hội ủng hộ phụ nữ tham gia lãnh đạo.
- Tăng cường hợp tác quốc tế về sự tham gia bình đẳng của phụ nữ trong các vị trí lãnh đạo và quản lý thông qua trao đổi, học tập kinh nghiệm; huy động nguồn viện trợ và các nguồn tài chính hợp pháp để thực hiện Chương trình.
- Tổ chức khen thưởng, biểu dương kịp thời các cá nhân, tập thể có thành
tích xuất sắc trong các phong trào thi đua, cuộc vận động, trong công tác bình
đẳng giới, vì sự tiến bộ phụ nữ và phòng, chống bạo lực trên cơ sở giới.
6. Bảo đảm nền giáo dục có chất lượng, công bằng, toàn diện và thúc đẩy cơ hội học tập suốt đời cho mọi người
- Triển khai có chất lượng và hiệu quả chương trình giáo dục phổ thông 2018; đổi mới phương pháp và đa dạng hóa hình thức dạy học theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực cho học sinh, tạo điều kiện cho học sinh được tiếp cận
khai thác các nguồn học liệu đa dạng, phong phú; phát triển khả năng tự học và
ý thức học tập suốt đời; khả năng lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với năng lực,
sở thích, điều kiện hoàn cảnh của bản thân; những phẩm chất, năng lực cần thiết
đối với người lao động, ý thức và nhân cách công dân; khả năng thích ứng với
những đổi thay trong bối cảnh toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế.
- Đẩy mạnh xây dựng xã hội học tập theo Quyết định số 1373/QĐ-TTg
ngày 30/7/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án "Xây dựng xã hội
học tập giai đoạn 2021 - 2030";
- Phát triển các dịch vụ giáo dục và đào tạo để đáp ứng nhu cầu học tập của học sinh khuyết tật, trẻ mồ côi, trẻ em không nơi nương tựa, người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo
7. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng đội ngũ cán bộ nữ có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, năng lực lãnh đạo, quản lý đáp ứng yêu
cầu đổi mới
- Tiếp tục triển khai có hiệu quả Quyết định số 732/QĐ-TTg ngày 29/4/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục phổ thông giai đoạn 2016 - 2020, định hướng đến năm 2025”; đào tạo, bồi dưỡng giáo viên đạt chuẩn đào tạo theo quy định tại Luật Giáo dục 2019; thực hiện lộ trình nâng trình độ chuẩn của giáo viên trung học phổ thông theo quy định tại Nghị định số 71/2020/NĐ-CP ngày 30/6/2020 của Chính phủ.
8. Đẩy mạnh tập huấn, kiểm tra để thực hiện tốt công tác bình đẳng
giới và vì sự tiến bộ phụ nữ
- Tổ chức tập huấn kiến thức giới, bình đẳng giới và kỹ năng lồng ghép giới trong việc lập kế hoạch và thực thi chính sách cho cán bộ quản lý về bình
đẳng giới, cán bộ làm công tác bình đẳng giới và thành viên Ban Vì sự tiến bộ
phụ nữ của đơn vị.
- Triển khai các chương trình bồi dưỡng, tập huấn nâng cao năng lực cho đội ngũ nữ cán bộ, công chức, viên chức; nữ lãnh đạo quản lý.
- Tăng cường công tác phối hợp nhằm tổ chức thực hiện có hiệu quả các chủ trương, chính sách, pháp luật vì sự tiến bộ phụ nữ và bình đẳng giới.
- Tăng cường kiểm tra, đôn đốc thực hiện chính sách, pháp luật vì sự tiến bộ phụ nữ và bình đẳng giới.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Ban giám hiệu
- Tổ chức triển khai, thực hiện Kế hoạch tại đơn vị.
- Căn cứ kế hoạch chung của Ban Vì sự tiến bộ phụ nữ Ngành Giáo dục và Đào tạo Hà Nội và các văn bản hướng dẫn của cơ quan Nhà nước cấp trên, Ban giám hiệu xây dựng và triển khai Kế hoạch hằng năm tới các CBGV, NV trogn trường;
- Chỉ đạo tiếp tục thành lập, kiện toàn tổ chức và hoạt động của Ban Vì sự tiến bộ phụ nữ ở trường THPT Vân Nội;
- Thực hiện chế độ báo cáo kết quả triển khai Kế hoạch vào tháng 6 và tháng 12 hằng năm.
- Bố trí nguồn kinh phí cho hoạt động theo qui định.
2. Đối với Ban vì sự tiến bộ của phụ nữ trường THPT Vân Nội
- Kiện toàn tổ chức và hoạt động Ban vì sự tiến bộ phụ nữ kịp thời khi có thay đổi về nhân sự;
- Căn cứ kế hoạch chung của Ban Vì sự tiến bộ phụ nữ ngành Giáo dục và
Đào tạo Hà Nội và các văn bản hướng dẫn của cơ quan, xây dựng và triển khai Kế hoạch tại đơn vị bao gồm: Kế hoạch hành động vì sự tiến bộ của phụ nữ giai đoạn 2021-2030 và Kế hoạch hành động vì sự tiến bộ phụ nữ hằng năm;
- Thực hiện chế độ báo cáo kết quả triển khai Kế hoạch vào tháng 6 và tháng 12 hằng năm.
3. Bộ phận tài chính
Bố trí nguồn kinh phí theo Kế hoạch nhà trường để tổ chức triển khai công tác vì sự tiến bộ của phụ nữ ngành Giáo dục và Đào tạo đảm bảo chất lượng và hiệu quả.
Nơi nhận:
- Ban Giám hiệu;
- Ban VSTBPN trường THPT Vân Nội;
- Lưu: VT, TCCB.
|
TRƯỞNG BAN VÌ SỰ TIẾN BỘ CỦA PHỤ NỮ
(Đã kí)
Nguyễn Hữu Sâm
|